Sinh viên mới ra trường luôn muốn tìm cho mình một công việc thật tốt, phù hợp với chuyên ngành học của mình để không uổng phí những năm tháng học hành. Nhưng chính những mong muốn này đôi khi đã kìm hãm sự phát triển của các bạn.

Có rất nhiều những người tài giỏi trên thế giới này đều bắt đầu từ con số 0 mà bạn nên biết. Ví dụ điển hình đó là Albert Eistein, sau khi tốt nghiệp ĐH Bách Khoa Thuỵ Sĩ ông vẫn thất nghiệp. Hay bà Hillary Clinton cũng đã từng rửa bát ở công viên quốc gia Mt. McKinley và mổ cá trong một nhà máy chế biến cá hồi. Đó chính là những bước đầu chập chững bước vào trường đời của những người thành công được cả thế giới biết đến ngày hôm nay.

Rất nhiều tỷ phú của nước ta cũng từng bắt đầu từ những công việc tầm thường như bán vé số dạo, khởi nghiệp từ việc giao đồ ăn, bán giày fake… Thế nhưng nhờ ý chí và sự kiên trì cũng chí hướng của mình, họ đã gây dựng được thành công mà không ít người mong ước.

Sinh viên mới ra trường khi xin việc cần tránh những gì?

Hẳn nhiên các bạn sinh viên mới ra trường ai cũng muốn có công việc thật tốt mà bỏ qua nhiều cơ hội. Không phải nhà tuyển dụng nào cũng có cái nhìn thân thiện với các bạn sinh viên chưa hề có kinh nghiệm nghề nghiệp. Hãy cùng đọc 5 lời khuyên mà Hàm Rồng Media giành cho các bạn sinh viên mới ra trường khi xin việc cần tránh những gì? Đây cũng chính là những lý do nổi bật nhất khiến các bạn khó tìm được công việc cho mình:

1. Nhà tuyển dụng chỉ tuyển ứng viên có kinh nghiệm?

“Các bạn hãy thể hiện kinh nghiệm, niềm đam mê và kết quả từ những việc mà các bạn từng làm khi đang ngồi trên ghế nhà trường, đó là những hoạt động xã hội, công việc làm thêm, hay tham gia một dự án học tập… Đừng đưa ra những đồ án hoành tráng nhưng không khả thi!” – Chị Nguyễn Huỳnh Thảo Vy, Trưởng phòng Hành chính Nhân sự của Công ty Cùng Mua, khuyên.

2. Doanh nghiệp có cần ngành mình học không?

Hệ thống của một công ty cần rất nhiều những ngành khác nhau. Chẳng hạn khi tốt nghiệp, sinh viên quản trị kinh doanh có thể làm việc tại phòng kinh doanh, kế hoạch, marketing, nhân sự hay thư ký…

Thị trường lao động có thể bão hòa, nhưng tổ chức luôn khát những nhân viên làm được việc.

3. Công việc “tầm thường” không xứng?

Những gì các bạn làm hôm nay sẽ nhận được kết quả trong tương lai. Vì vậy, dù làm việc gì các bạn nên làm với trách nhiệm cao nhất, hết khả năng và niềm đam mê thì thành công ắt tới.

Có thể ban đầu công ty chỉ giao cho bạn công việc nhỏ nhất, nhưng đây là cơ hội để bạn chứng minh năng lực của mình. Nếu việc nhỏ bạn làm xuất sắc thì chắc chắn việc lớn bạn cũng sẽ làm xuất sắc.

4. Định hướng nghề nghiệp của mình ra sao?

Trong rất nhiều các buổi chia sẻ về kinh nghiệm khởi nghiệp cho sinh viên mới ra trường, các chuyên gia cho hay công cuộc tìm kiếm chính mình, hiểu được chính mình đi từ những việc hàng ngày của bạn.

Vì vậy, hãy tích cực tham gia hoạt động đội, nhóm để có cơ hội trải nghiệm, từ đó định hướng cho bản thân. Khi các bạn đi làm, công ty sẽ một lần nữa đánh giá năng lực của các bạn để giúp định hướng nghề nghiệp cho nhân viên.

5. Sinh viên mới ra trường đòi hòi mức lương thế nào?

Sinh viên hãy tìm hiểu vị trí đó trên thị trường lao động được trả ra sao. So sánh với bản thân, mức thu nhập thế nào là chấp nhận được.

Điều quan trọng hiện nay là chọn công việc phù hợp, mức lương chưa phải là vấn đề cần bàn tới. Khi công việc được hoàn thành tốt thì các bạn có quyền yêu cầu tăng lương.