Trong năm 2015, cộng đồng SEO Việt Nam đã chứng kiến hiện tượng Google Dance mạnh mẽ nhất từ trước cho tới nay.

Sự thay đổi thứ hạng của website trên Google gây sock mạnh đối với nhiều SEOer. Cụ thể hơn là có rất nhiều web đang đứng ở vị trí TOP 1-2-3 nhưng tới khi Google Dance check lại thì không thấy trong TOP 100. Ngược lại cũng có rất nhiều web khác trước giờ không thấy mình có TOP nhưng bây giờ lại thấy mình trong TOP 10 của Google.

Nghề Seo là vậy, vì Google thường xuyên thay đổi thuật toán làm cho mọi người khốn đốn, nhiều người mất cả việc. Để tránh khỏi những việc này, chúng ta hãy tìm hiểu về google dance và giải pháp.

Cách xử lý khi gặp Google Dance khi Seo Web

>>> Xem thêm: Cách kiểm tra web có bị google phạt Không?

1. Google Dance là gì ?

Trong bộ tối ưu hóa công cụ tìm kiếm của Google, Google Dance là một thuật ngữ hay còn được gọi là tiếng lóng dùng để mô tả khoảng thời gian mà Google sử dụng để xây dựng lại trật tự thứ tự website trên bảng kết quả tìm kiếm từ khóa của mình, và trong thời gian này kết quả xếp hạng của các website trên SERP của Google có thể dao động cao trong khoảng thời gian một vài ngày. Đặc biệt “Google Dance” có thể xảy ra bất kỳ thời gian nào trong năm và không có thông báo trước.

2. Vì sao bị Google Dance?

Đó là câu hỏi được rất nhiều Seoer đặt ra. Website của bạn không thực hiện đúng yêu cầu hay tiêu chí mà Google đưa ra như: spam link, dùng thủ thuật mũ đen…Hoặc trang Web của bạn chỉ mới được thành lập và những từ khóa bạn mới được Seo mà vị trí Top vẫn chưa ổn định nên sẽ xảy ra trường hợp nhảy từ khóa lung tung.

3. Giải pháp khi bị rớt thứ hạng trên Google ?

– Đầu tiên là bạn hãy kiểm tra lại phần onpage và offpage trên trang Website coi có gì bất ổn và thay đổi hay không ? Vì có thể với thời gian gần nhất bạn đã vô tình thay đổi một số điểm vi phạm tới quy tắc của Google.
– Lên Google Webmaster Tools xem có được Google gửi về thông báo gì không ? Nếu có hãy nhanh tay gửi mail phản hồi và trình bày lý do tại sao mình bị dính vi phạm.
– Bạn đừng quên kiểm tra Google Analytics xem các chỉ số tỉ lệ thoát trang, ở lại trên trang hay page view…nếu thấy biến động thì bạn nên cải thiện một cách tốt nhất.
– Tiếp tục bạn nên tối ưu mật độ từ khóa trên trang của mình, hãy cố gắng tối ưu còn toàn khoảng 4 – 5% hoặc thấp hơn có thể về từ khóa của mình. Điều đó sẽ giúp bạn tránh bị rơi vào tình trạng spam từ khóa trên trang của mình.
– Sau đó cần tối ưu liên kết nội bộ trên trang và bổ sung thêm những bài viết mới có nội dung cần thiết đến với người dùng. Và dùng những bài này đi chia sẻ trên các mạng xã hội để câu lượt truy cập về trang của mình để tăng mức độ uy tín cho trang Web của mình hơn.
– Cuối cùng bạn hãy ngồi chờ đợi và cùng nhau trải nghiệm sự thay đổi từ khóa của mình trên bảng xếp hạng của Google.

Đó là những giải pháp được xem là vô cùng hữu hiệu cho những bạn cần biết, mọi thắc mắc hay không hiểu xin hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp những thắc mắc.