Để mua hosting nước ngoài và cách trỏ domain về hosting, hãy cùng thiết kế web chuyên nghiệp Hàm Rồng Media tiếp tục đọc tiếp bài hướng dẫn phần 2.

Các bước mua hosting nước ngoài

– Bước 1: chọn gói hosting mà bạn cần mua.
– Bước 2: Nhập domain cần dùng cho host trước, nó sẽ có 3 tùy chọn như sau:

+ Đăng ký một domain mới (không nên, trừ khi họ có free domain).

+ Chuyển domain từ nhà cung cấp khác về nhà cung cấp hosting này (Càng không nên).

+ Cập nhật nameserver của một domain từ nhà cung cấp khác để dùng hosting ở đây (Thường hay dùng nhất).

– Bước 3: Sau khi ấn nút Click to Continue, bạn thường là sẽ tới bước nhập các thông tin cần thiết như thời hạn thuê host, mã giảm giá, thông tin cá nhân,…

– Bước 4: Nhập thông tin cá nhân và thanh toán, bạn phải nhập chính xác thông tin trên thẻ của bạn. Cuối cùng là nhập thông tin thanh toán (số thẻ, mã thẻ nếu thanh toán qua credit card) rồi ấn Complete Order.

Sau khi thanh toán xong, nếu không có gì thì bạn sẽ nhận được tài khoản host ngay, nhưng nếu bạn đăng ký ở Việt Nam thì thông thường là đợi khoảng 1, 2 ngày và họ sẽ gửi email thông báo đăng ký thành công hoặc yêu cầu bạn gửi bản scan giấy chứng minh nhân dân để xác thực. Bạn cứ trả lời email của họ và gửi kèm 2 bản scan rồi tiếp tục đợi khoảng 1 ngày nữa là có host. Sau đó bạn sẽ nhận được một email thông báo mua host thành công kèm thông tin đăng nhập, IP, Nameserver như sau (mình đã cắt đi phần username và password)
Mua host thành công Nhận thông tin của host sau khi mua thành công
Bạn thấy rõ số IP và Nameserver không nào? Nếu bạn để ý, thì nó sẽ có phần gọi là Temporary Webpage URL, đó chính là đường dẫn truy cập vào dữ liệu của host bạn. Thường là khi có host xong bạn đã đăng nhập vào control panel được rồi. Nhưng khoan, chúng ta sẽ cần trỏ domain mà bạn đã đăng ký ở bài trước về host này nữa chứ.

mua hosting nước ngoài

>>> Xem thêm: hướng dẫn mua hosting nước ngoài phần 1.

Cách trỏ Domain về hosting

1. Trỏ về host bằng NameServer (DNS) của nhà cung cấp host
Nameserver thường là có 2 địa chỉ nhưng cũng có khi là 3 hoặc 4 nữa không chừng, nhưng gặp nhiều nhất thì toàn 2 địa chỉ.

– Sau khi có 2 địa chỉ này rồi, bạn tiến hành vào trang quản lý của Domain và tìm đến phần chỉnh sửa Nameserver. Ở đây mình sẽ lấy ví dụ là quản lý domain tại Godaddy nhé.

– Ấn vào nút Launch trong phần quản lý của domain tại Godaddy , tìm tới phần sửa Nameserver, Sửa Nameserver của domain tại Godaddy.
– Chọn là Custom rồi nhấp vào nút Add Nameserver và nhập lần lượt 2 Nameserver mà bạn có vào, nếu bạn có nhiều hơn 2 địa chỉ Nameserver thì cứ ấn nút Add Nameserver nhé.

– Nhập Nameserver của host vào, ấn OK rồi Save lại là xong. Lúc này domain của bạn có thể sẽ không hoạt động ngay mà bạn phải đợi nó cập nhật Nameserver mới vào domain, quá trình này có thể mất từ 15 phút đến 2 giờ tùy theo vị trí địa lý, nhà cung cấp domain, Nameserver của host,…

– Sau khi trỏ xong, bạn truy cập vào domain của bạn mà không còn thấy nội dung của nhà cung cấp domain nữa mà thấy nội dung của nhà cung cấp hosting hoặc lỗi 403 thì điều đó chứng tỏ bạn đã trỏ domain về thành công.
Trỏ domain về host thành công Trỏ domain về host thành công. Trong ảnh là trang chào mừng của các gói hosting dùng DirectAdmin.

2. Cách trỏ domain về host thông qua DNS trung gian

DNS trung gian thì bạn cứ hiểu đơn giản là thay vì mình dùng địa chỉ Nameserver của nhà cung cấp hosting để trỏ domain về IP chính của host, mình sẽ sử dụng địa chỉ DNS trung gian đã được thiết lập trỏ đến IP của host.
– Biết IP của host rồi thì bạn vào vdns.vn tạo một tài khoản. Sau đó ấn vào nút Thêm Domain.
– Thêm domain vào vDNS Thêm domain vào vDNS
– Nhập tên miền cần trỏ về host, mật khẩu quản lý tại vDNS và IP của host cần trỏ về vào rồi ấn nút Thêm Domain phía dưới.
– Nhập IP của host và tên miền cần trỏ về Nhập IP của host và tên miền cần trỏ về.
– Cuối cùng là bạn ra lại trang chủ vdns.vn và copy những Nameserver của vDNS và gắn vào domain của bạn giống như bạn làm theo cách 1 phía trên.

Chúc các bạn thành công!